Đang cho con bú có nâng mũi được không là thắc mắc của phần lớn chị em có nhu cầu làm đẹp trong quá trình chăm con nhỏ. Bởi lẽ nhan sắc xuống cấp rõ rệt sau khi mang thai và sinh con khiến chị em mong muốn cải thiện diện mạo của mình trước khi trở lại làm việc. Tuy nhiên, liệu nâng mũi khi cho con bú có ảnh hưởng gì không? Sau sinh bao lâu có thể nâng mũi? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Ảnh hưởng của việc nâng mũi ngay sau sinh lên cơ thể phụ nữ.
Sau thời gian mang thai và sinh con, cơ thể chị em thường có nhiều chuyển biến về mặt cơ địa và nội tiết tố. Trong giai đoạn này, tuyến sữa và hoocmon nữ sẽ phát triển mạnh mẽ. Cơ thể bạn cũng sẽ yếu hơn và chưa thể thực sự khỏe mạnh như bình thường. Bởi vậy nếu bạn thực hiện phẫu thuật trong thời gian này có thể tổn hại sức khỏe về mặt lâu dài.
Thời gian hồi phục sức khỏe sau sinh còn thụ thuộc vào cơ địa và chế độ nghỉ dưỡng chăm sóc. Nếu cơ địa của bạn thuộc diện nhanh lành, chỉ sau 3-6 tháng sinh con là mọi thứ trở về tình trạng bình thường.
Bên cạnh đó, sau phẫu thuật nâng mũi, chị em cần phải tịnh dưỡng và giữ gìn chiếc mũi mới của mình. Cần nghỉ dưỡng nhiều, hạn chế vận động mạnh, không làm việc quá sức và tránh tác động lực lên dáng mũi. Có thể thấy, với những yêu cầu như trên thì các mẹ sẽ khó có thể đảm bảo được thời gian và sức khỏe cho việc chăm sóc con nhỏ.
Như vậy, ngay từ điều kiện sức khỏe của chị em đã khó có thể đáp ứng cho việc nâng mũi trong thời gian hậu sản. Vậy nâng mũi còn ảnh hưởng gì đến em bé? Liệu đang cho cón bú có nâng mũi được không? Cùng xem.
Đang cho con bú có nâng mũi được không?
Vấn đề đang cho con bú có nâng mũi được không cũng là thắc mắc của rất nhiều chị em bởi giai đoạn này vẫn còn trong thời gian nghỉ ở nhà và không quá sát thời gian sinh. Tuy nhiên, mẹ em bé nên tìm hiểu kỹ những ảnh hưởng của việc nâng mũi ngay sau sinh lên con, cụ thể là ảnh hưởng của thuốc kháng sinh vào sữa mẹ trước khi quyết định làm đẹp.
Sau nâng mũi, chị em phải uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để vết mổ nhanh lành, mũi mau ổn định. Tuy nhiên tất cả các loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh đều có khả năng xâm nhập vào sữa mẹ. Bởi tuyến sữa được nuôi dưỡng bởi một hệ thống mạch máu nhỏ. Các phân tử nhỏ từ thuốc kháng sinh sau khi vào máu sẽ xuyên qua thành mạch sẽ đi vào sữa. Những loại thuốc dễ tan trong mỡ thì càng dễ đi vào sữa mẹ hơn.
Với trẻ sơ sinh, sữa sẽ mẹ đóng vai trò vận chuyển các chất nuôi dưỡng cho em bé, tương tự như nhau thai của mẹ khi còn ở trong bụng. Vì vậy nếu người mẹ uống thuốc hay ăn bất kỳ loại thực phẩm nào trong thời gian cho con bú cũng đều có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Hầu hết kháng sinh có thể gây giảm nhu động ruột của đứa trẻ dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Thực tế đã có một vài trường hợp trẻ sơ sinh gặp rối loạn tiêu hóa với cơn đau dạ dày hoặc đau bụng do người mẹ sử dụng thuốc kháng sinh khi đang trong thời gian cho con bú.
Ngoài ra việc hấp thụ thuốc kháng sinh không phù hợp trong thời kỳ đầu có thể gây ra những triệu chứng xấu cho sức khỏe bé như nôn ói, đau bụng, khó tiêu, phát ban… nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tim mạch và cả hệ thần kinh.. Các loại kháng sinh dành cho mẹ sau nâng mũi càng không thích hợp với thể trạng của trẻ nhỏ.
Do đó có thể thấy nâng mũi khi cho con bú là điều rất không nên.
Sau sinh bao lâu thì được nâng mũi?
Vậy sau sinh bao lâu thì mẹ trẻ có thể nâng mũi? Theo khuyến cáo của các bác sĩ và chuyên gia, các mẹ tốt nhất nên dành một khoảng thời gian từ 13 – 15 tháng sau sinh trước khi nâng mũi. Trong thời gian này, sức khỏe của mẹ sẽ khôi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, qua thời gian này bé đã có thể ăn thức ăn ngoài, do đó các tác dụng của thuốc gây mê, gây tê và thuốc kháng sinh trong cơ thể mẹ cũng không còn ảnh hưởng đến em bé nữa.
Trên đây là một số thông tin giúp chị em phụ nữ trả lời câu hỏi đang cho con bú có nâng mũi được không. Hi vọng bài viết giúp bạn dễ dàng hơn trên hành trình làm đẹp của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ bác sĩ Trần Phương để được tư vấn cụ thể và miễn phí.